Làm thế nào để có một bài thuyết trình thu hút?
Bạn sắp có một bài thuyết trình trong công ty, tổ chức của mình? Bạn chuẩn bị thuyết trình tốt nghiệp? Hay bạn sắp đứng chia sẻ trong một dự án gọi vốn?
Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn 7 bí quyết vàng giúp các bạn có bài thuyết trình lôi cuốn nhé.

  1. Tìm hiểu về đối tượng người nghe

    Trong binh pháp tôn tử có câu biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Vậy thì điều đầu tiên để có một bài thuyết trình thu hút đó chính là tìm hiểu về đối tượng người nghe. Công việc, sở thích, giới tính, độ tuổi, mong muốn của khán giả khi lắng nghe bài nói của bạn, vấn đề, nỗi đau của họ là gì? Bạn càng hiểu sâu về đối tượng người nghe, bạn càng đưa ra nội dung chia sẻ phù hợp. Chia sẻ cái khán giả cần, không phải chia sẻ cái bạn có.

  2. Chuẩn bị trang phục


    Khi có kế hoạch thuyết trình, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là mình nên lựa chọn bộ trang phục nào. Chọn ngay một bộ trang phục thật lịch sự, gọn gàng, phù hợp với đối tượng người nghe, phù hợp với mục đích tổ chức chương trình. Nếu là chương trình lớn, hãy dự trù cho mình một bộ trang phục đi kèm để phòng trường hợp trang phục của của bạn bị vấy bẩn, bị bung chỉ bạn nhé.

  3. Thiết kế nội dung cho bài thuyết trình theo đúng thời gian dự kiến


    Bài nói của bạn kéo dài trong 10 phút, 30 phút hay 3 tiếng? Hãy soạn sẵn nội dung bài thuyết trình, canh đúng thời gian từng phần. Bạn có thể thực hành thử, canh giờ và chỉnh lại. Đừng để phần thuyết trình của mình kéo dài quá thời gian hoặc chia sẻ chưa đủ thời gian quy định của ban tổ chức bạn nhé. Mẹo: Khi đứng chia sẻ, bạn có thể chia nội dung của bạn thành từng phần, mỗi phần được ghi trên một tấm thẻ nhỏ, ghi rõ thời gian. Như vậy khi chia sẻ trước đám đông, bạn cũng kiểm soát được thời gian của mình.

  4. Quan trọng phần mở đầu và kết thúc

    Bạn được cấp trên yêu cầu chia sẻ một dự án và thời gian rất gấp, bạn lo lắng không thể chuẩn bị kỹ càng bài thuyết trình của mình được. Giải pháp là tập trung phần đầu và phần kết. Phần đầu sẽ quyết định ấn tượng đầu tiên người nghe cảm nhận về bạn. Phần kết có thể lưu lại một thông điệp trong lòng khán giả, một lời kêu gọi hành động. Làm sao để sau khi nghe xong phần kết, trong trái tim khán giả sẽ đọng lại một cảm xúc tiếc nuối, một ấn tượng tốt về bạn. Tập trung vào phần đầu về phần kết thật tốt bạn nhé. Hãy ghé thăm các đối tác của chúng tôi – những người dẫn đầu trong lĩnh vực giày dép thời trang!

  5. Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đạo cụ cần thiết cho bài thuyết trình.

    Để có bài thuyết trình tốt thì bên cạnh nội dung bạn chia sẻ, những đạo cụ kèm theo khi sử dụng như máy tính, điện thoại, usb, tài liệu, dây cáp kết nối máy tính với máy chiếu,…Hãy có một checklist với danh sách tất cả những thứ cần chuẩn bị cho bài thuyết trình, chuẩn bị đầy đủ trước một ngày bài thuyết trình diễn ra, trước khi đi hãy xem lại một lần nữa. Đừng để tình huống bạn đến nơi rồi mới nhận ra mình quên dây sạc máy tính, quên tài liệu, hoặc một thiết bị nào đó phục vụ cho bài nói bạn nhé.

  6. Luyện tập và luyện tập thật nhuần nhuyễn bài nói

    Trước khi chia sẻ chính thức, bạn hãy luyện tập thật nhiều bài thuyết trình. Bạn càng luyện tập nhiều bạn càng tự tin. Bạn có thể quay video rồi xem lại, luyện tập trước gương, luyện tập trước người thân, người quen, lắng nghe góp ý của họ, ghi lại cái nội dung góp ý để hoàn thiện dần. Sai lầm thường gặp là nhiều người có một bài thuyết trình quan trọng nhưng chuẩn bị qua loa, không luyện tập, đến khi chia sẻ chính thức thì nhiều vấn đề xảy ra với bài nói của bạn. Bạn bị vấp, bạn bị run, bạn không kiểm soát được thời gian chia sẻ, bạn không trả lời được câu hỏi của khán giả.

  7. Mang một tâm thái tự tin khi thuyết trình

    Bạn đã làm đầy đủ các bước trên, từ chuẩn bị trang phục, đạo cụ cần thiết cho bài thuyết trình, kịch bản, thực hành. Như vậy thì điều cuối cùng bạn nên làm là nhắm mắt hình dung về sự thành công của bạn. Nghĩ về sự thành công không phải là sự thất bại bạn nhé. Hình dung về trang phục bạn sẽ mặc, khán giả reo hò, cổ vũ bạn như thế nào, bạn nhận được sự công nhận của cấp trên tốt như thế nào. Đây là kỹ thuật được rất nhiều vận động viên, diễn viên hay nhân viên bán hàng áp dụng. Buổi tối trước ngày diễn ra buổi chia sẻ, luôn nghĩ về kết quả tích cực bạn mong muốn. Sát giờ diễn ra, cũng có thể hít thở chậm và sâu, hình dung về kết quả bạn mong muốn.
    Cám ơn bạn đã xem bài và điều quan trọng nhất là bạn hãy hành động để đạt kết quả nhé.
    Chúc bạn thành công
    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Như Fenty (Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy )

Như Fenty là một doanh nhân, một nhà hoạt động thiện nguyện, một nhà huấn luyện trong các lĩnh vực thuyết trình, Train the Trainer, bán hàng sân khấu, tư duy phụ nữ hiện đại,... Chị luôn làm việc bằng sự tận tâm và nhiệt huyết với các chương trình huấn luyện 1-1, các chương trình miễn phí qua zoom, hay các khóa đào tạo cho doanh nghiệp. Hãy kết nối với chị ấy qua Facebook, youtube, google (biểu tượng và link vào)

Related posts