Có khi nào bạn cảm thấy tim đập, chân run, vô cùng hồi hộp khi phát biểu trước đông người?
Có khi nào bạn lo lắng đến nỗi ngực đập thình thịch khi chia sẻ trong công ty, trong tổ chức của bạn?
Hoặc có trường hợp bạn tham gia một khóa học, thầy giáo yêu cầu bạn đứng lên phát biểu và bạn luống cuống không biết nói như thế nào và bị mọi người chê cười?
Nỗi lo đứng trước đám đông là một vấn đề diễn ra rất phổ biến, ngay cả những người làm Lãnh đạo, giáo viên hoặc ngay cả một số người đã có kinh nghiệm chia sẻ sân khấu cũng gặp phải.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến cho bạn run sợ, lo lắng khi nói trước đám đông nhé

  1. Bạn đã từng bị chê bai trong quá khứ khi có cơ hội phát biểu  hay thuyết trình trước đông người
    Một số người khi bị chê bai hay bị một nhận xét tiêu cực thì bị ám ảnh rất lớn. Nỗi ám ảnh đi theo lâu đến mức độ mà đã 5 năm năm thậm chí 10 năm trôi quá, ký ức về lần chia sẻ đó vẫn đọng lại trong tâm trí và khi có cơ hội chia sẻ lần nữa trước đám đông thì hình ảnh bị mọi người cười chê lại hiện lên trong họ, khiến họ mất đi sự tự tin. Mà khi đã mất đi tự tin rồi thi bài nói sẽ không tốt. Lần này nói không tốt lại ám ảnh trong tâm trí họ. Và cứ liên tục như vậy, cái vòng luẩn quẩn cứ lặp lại từ thất bại đến run, rồi run lại nói không hay, vì nói không hay nên lại thiếu tự tin và tiếp tục không thành công và sợ hãi khi thuyết trình.
  2. Một lời đánh giá tiêu cực về khả năng của bạn
    Có khi nào bạn tự hỏi, ai là những người ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn nhiều nhất. Câu trả lời đầu tiên đó chính là những người thân nhất cuộc đời bạn. phải kể đến đó là bố, mẹ, thầy cô, anh chị em ruột. Và nếu không may một ai đó có một lời nhận xét tiêu cực về khả năng thuyết trình hay giao tiếp của bạn thì thông thường bạn sẽ mặc nhiên đó chính là sự thực. Ví dụ, một đứa trẻ từ nhỏ hay nghe mẹ nói rằng “ bé L nhà mình nó ăn nói vụng về quá nhỉ”, nếu người mẹ vô tình lặp lại những lời nói đó và bị con của mình nghe lại được thì đứa trẻ sẽ mặc nhiên nghĩ rằng mình nói năng vụng về thật. Khi suy nghĩ đó đã được định hình thì đứa trẻ tên L đó sẽ đương nhiên lo lắng khi thuyết trình, phát biểu trước đông người.
  3. Tâm lý cầu toàn khi phát biểu
    Một số người giữ vai trò lãnh đạo, khi chia sẻ, phát biểu trong tổ chức của mình thì rất tự tin. Nhưng khi có cơ hội phát biểu ở một nhóm người lạ hay ở một công ty khác thì lại rất run. Lý do thông thường là họ áp lực phải chia sẻ thật xuất sắc, thật tốt, bởi họ suy nghĩ mình là lãnh đạo nên phải chia sẻ thật hay, thế là họ bị áp lực phải có bài nói xuất sắc. Khi càng áp lực thì học càng lo lắng, càng lo lắng thì lại càng run sợ khi phát biểu.

  4. Những người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất
    “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành thời gian nhiều nhất” hay bản gốc Tiếng Anh “You’re the average of the five people you spend the most time with” là câu nói của doanh nhân, tác giả và diễn giả truyền động lực người Mỹ tên là Jim Rohn. Nếu bạn là người hay rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp, chia sẻ trước đám đông, thì bạn hãy suy nghĩ xem những người gần gũi nhất với bạn là người như thế nào. Nếu bố mẹ, gia đình, những người thân nhất với bạn là những người ngại giao tiếp thì có khả năng cao, bạn cũng sẽ là người như thế.
  5. https://www.high-endrolex.com/19

  6. Thiếu kiến thức
    Việc bạn thiếu kiến thức về nội dung mình chia sẻ cũng khiến bạn khó khăn trong việc diễn đạt nội dung của mình. Ví dụ một chuyên gia trang điểm không thật sự rành về quy trình trang điểm thì khi phát biểu, tư vấn, thuyết trình sẽ thiếu tự tin hơn người là chuyên gia thực sự trong ngành của mình.
  7. Thiếu cơ hội thực hành
    Ví dụ một lập trình viên, cả ngày ngồi máy tính, làm việc với bàn phím, hầu như không nói chuyện với khách hàng hoặc nói rất ít thì khi có cơ hội phát biểu sẽ khó tạo ấn tượng tốt bằng một bạn làm bên khâu truyền thông, người luôn giao tiếp với khách hàng mỗi ngày.
  8. Không được rèn luyện về kỹ năng thuyết trình
    Bạn có biết khi bạn chia sẻ trước đám đông thì trang phục và ngôn ngữ cơ thể của bạn chiếm đến 55% kết quả bạn thu được, 38% được quyết định bởi giọng nói, ngữ điệu bạn sử dụng và 7% được quyết định bởi ngôn từ bạn dùng.
    Để tự tin khi thuyết trình, bạn cần trang bị kỹ năng về ngôn ngữ cơ thể bao gồm ánh mắt, nụ cười, dáng đứng, .. đến rèn luyện giọng nói truyền cảm cuốn hút và từ ngữ đa dạng.
    Ai cũng biết, nỗi lo sợ khi đứng trước đám đông hay nói chuyện với người lạ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thăng tiến trong công việc của bạn, ảnh hưởng mối quan hệ, doanh thu và cả cơ hội mở rộng mối quan hệ.
    Vì vậy hãy suy nghĩ xem nguyên nhân nào bên trên đúng với các bạn và tìm hướng xử lý bạn nhé.
    Trân trọng và biết ơn bạn rất nhiều.
    Chúc bạn thành công
    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Như Fenty (Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy)
Như Fenty là một doanh nhân, một nhà hoạt động thiện nguyện, một nhà huấn luyện trong các lĩnh vực thuyết trình, Train the Trainer, bán hàng sân khấu, tư duy phụ nữ hiện đại,... Chị luôn làm việc bằng sự tận tâm và nhiệt huyết với các chương trình huấn luyện 1-1, các chương trình miễn phí qua zoom, hay các khóa đào tạo cho doanh nghiệp. Hãy kết nối với chị ấy qua Facebook, youtube, google (biểu tượng và link vào)

Related posts